Thông tin dòng họ
Quy mô: Chưa xác định
Địa chỉ: , Phường 01, Quận Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
Điện thoại: 0985918581
Email: homaimiennam@gmail.com
Website: https://homaimiennam.com/nguon-goc-cac-chi-ho-mai-o-mien-nam-viet-nam/
Ngày đăng: 2024-07-04 19:34:59
Lượt xem: 78
TIN TỨC Họ Mai Miền Nam
THÔNG TIN TÁC GIẢ
Địa chỉ: Nam Định Ngày sinh: 1981-05-18
Điện thoại: 0962229450
Email: Mai0214cs@gmail.com
Chi tiết
GIỚI THIỆU Họ Mai Miền Nam
Đến cuối thế kỷ thứ 10, cực Nam của Đại Việt chỉ tới Đèo Ngang. Do các vùng địa đầu phía Bắc và phía Nam đều bị xâm lấn và quấy phá liên miên nên qua các cuộc chống giặc ngoại xâm hai đầu, bờ cõi nước Nam dần dần được mở rộng xuống phía Nam. Các đợt di cư lớn theo thời gian như sau:
*Từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 15:
Thời kỳ này dân Việt đã qua nhiều đợt di cư lập ấp ở miền Trung và chung sống với dân Chăm.
– Năm 1069, sau thắng lợi của vua Lý Thánh Tông với quân Chiêm Thành, biên giới Đại Việt được mở rộng tới châu Bố Chính, tức là tỉnh Quảng Bình và bắc Quảng Trị. Sau đó vua Lý Nhân Tông chiêu mộ dân Thanh – Nghệ vào khai hoang lập ấp và sống theo từng họ ở mỗi vùng và lấy tên họ đặt tên làng, như ở Quảng Trị có Mai Xá Thượng, Mai Xá Hạ…
– Năm 1306, Chế Mân xin dâng nạp châu Ô và châu Lý làm lễ cưới Công chúa Huyền Trân, đất Đại Việt được mở tới bắc đèo Hải Vân.
– Năm 1402, Hồ Hán Thương lấy thêm đất Chiêm Động, Cổ Lũy, đặt ra lộ Thăng Hoa gồm 4 châu: Thăng, Hoa, Tư, Nghĩa. Họ Hồ lệnh cho các gia đình không có ruộng đất ở Thanh – Nghệ phải vào Nam khai phá đất mới. Người Việt xăm tên làng cũ lên tay để phân biệt với dân Chiêm không có họ.
– Năm 1467, vua Chiêm là Trà Toàn ra xâm phạm Hóa Châu thì bị vua Lê Thánh Tông đánh bại và biên giới Đại Việt lại mở rộng tới Đá Bia (Phú Yên) và đặt là phủ Hoài Nhơn.
Các chi họ Mai sau đây đã di cư trong thời gian này:
+ Họ Mai Thạnh Hội, Tân Uyên, Bình Dương từ Nghệ An vào Hội An, họ này nhận thủy tổ là Mai Thúc Loan nhưng thực tế cả gia đình Mai Thúc Loan đã anh dũng hy sinh vì độc lập dân tộc.
Trong thời kỳ Trịnh – Nguyễn phân tranh, gia đình cháu đời thứ 3 của Mai Bá Tịnh là Mai Thuận Quảng (1532-1587), Mai Văn Nghĩa (1585-1655), Mai Văn Cảnh (1610-1666) từ Quảng Trị đến Hội An sinh sống.
+ Chi họ Mai Thọ Linh, Quảng Trạch, Quảng Bình gốc Hà Tây có cụ thủy tổ là Mai Phúc Khánh theo lệnh vua Lê Thánh Tông đưa quân vào giẹp giặc châu Ô, được phép dừng lại khai hoang lập ấp đến nay đã hơn 550 năm.
+ Chi họ Mai Đơn Sa, Quảng Trạch, Quảng Bình gốc ở Thanh Hóa có thủy tổ là Mai Nhược đã cùng dân huyện Hà Trung đi khai hoang đất mới năm 1478 ở Đơn Sa, đến nay đã hơn 550 năm.
+ Chi họ Mai La Huân, Điện Bàn, Quảng Nam có thủy tổ là Mai Phước Thông từ Nghệ An vào từ thời mới lập Thừa tuyên Quảng Nam sau khi dẹp xong Chiêm Thành đã lập làng mới La Đăng thuộc Điện Bàn, Quảng Nam ngày nay.
+ Chi họ Mai Phương Lang, Hải Lăng, Quảng Trị có thủy tổ là Mai Kiện từ Nghệ An vào lập nghiệp năm 1496…
* Từ đầu thế kỷ 17 đến cuối thế kỷ 19:
Có hai sự kiện lớn là Trịnh – Nguyễn phân tranh và phong trào Tây Sơn, từ đó có những cuộc di cư lớn vào Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
Đầu thế kỷ 17, chúa Trịnh lộng quyền bức hại vua Lê, bắt đầu thời kỳ vua Lê chúa Trịnh và họ Trịnh Đàng Ngoài, họ Nguyễn Đàng Trong tranh chấp quyền lực và lãnh thổ. Nhân dân Quảng Bình, Hà Tĩnh và Nghệ An – nơi xảy ra chiến trận liên miên – bị đói khổ và phải vượt biển vào Nam, dạt vào Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phan Thiết, Đồng Nai.
+ Năm 1655-1660 nhà Nguyễn chiếm 7 huyện phía Nam sông Lam, bắt hàng vạn quân dân Nghệ Tĩnh vào khai khẩn từ Quảng Nam tới Phú Yên. Trong số đó có họ Hồ ở Quỳnh Lưu (Nghệ An) vào An Khê (Bình Định), đến giữa thế kỷ 18. Hồ Phi Tiễn lấy vợ là Nguyễn Thị Đồng ở Tuy Viễn và đổi sang họ vợ và sinh con là Nguyễn Phi Phúc. Vợ Nguyễn Phi Phúc là Mai Thị Hạnh sinh ra Nguyễn Nhạc năm 1743, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ (Theo sách Anh em nhà Tây Sơn của Quách Giao). Việc vua Tự Đức khi kết tội chống triều đình của Mai Xuân Thưởng có cô ruột là Mai Thị Hạnh cũng khẳng định Mai Thị Hạnh là mẹ sinh ra 3 anh em Tây Sơn. Hiện nay đền thờ vua Quang Trung ở Bình Định có đặt bài vị thờ bà Mai Thị Hạnh. Từ đó Bình Định trở thành cái nôi của phong trào Tây Sơn, đưa Nguyễn Nhạc xưng vương năm 1776, lên hoàng đế năm 1778 và Nguyễn Huệ làm vua ở Phú Xuân năm 1788, đại phá quân Thanh năm 1789.
+ Năm 1620, Việt – Chân Lạp hòa hiếu, công chúa Ngọc Vạn làm hoàng hậu nước Chân Lạp, Việt Nam nhiều lần giúp Chân Lạp chống lại xâm lược của Xiêm La. Thời gian này chúa Nguyễn cho các tướng bại trận nhà Minh là Trần Thượng Xuyên, Dương Ngạn Địch và Mạc Cửu cùng binh lính vào tị nạn tại Biên Hòa, Gia Định, Hà Tiên.
+ Năm 1658-1759, Nguyễn Cư Trinh, một nhà yêu nước, văn võ toàn tài, đã cùng Trần Thiện Chính lãnh đạo nhân dân biến vùng sình lầy lau sậy thành vùng đất trù phú. Một sử gia Pháp tên là De Tessan viết “Về nghệ thuật khai hoang, tháo nước, đào kênh, người Việt là bậc thầy, không có sự cực nhọc nào mà họ quản ngại”.
– Năm 1698 hợp thức hóa hai vùng Đồng Nai – Sài Gòn của Thủy Chân Lạp thành phủ Gia Định với hai huyện Tân Bình và Phước Long là vùng đất Nam Bộ sau này.
– Nghĩa quân Tây Sơn thắng lợi ở các tỉnh Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Nam, rồi tấn công Đồng Nai – Gia Định và các tỉnh Tây Nam Bộ, đặc biệt trận Rạch Gầm – Xoài Mút đánh thắng quân Xiêm sang giúp Nguyễn Ánh. Thời kỳ này có những đợt di cư mới: 50% quân số chốt lại sau khi thắng trận, nghĩa quân Tây Sơn đưa gia đình vào vùng đất mới sinh sống, kể cả gia đình quân nhân nhà Nguyễn cũng kéo nhau di cư vào Nam. Sau khi Nguyễn Ánh thắng, nhiều gia đình tham gia phong trào Tây Sơn cũng bỏ làng chạy vào phía Nam tị nạn. Thời kỳ này hình thành một số chi họ Mai sau đây:
– Chi họ Mai ở Tân Kim, Cần Giuộc, Long An có cụ tổ Mai Văn Giả, cháu 4 đời của cụ Mai Kiện ở Quảng Trị.
– Chi họ Mai ở Thanh Hội, Biên Hòa – nay thuộc Tân Uyên, Bình Dương: Các gia đình Mai Văn Hỏa, Mai Văn Thủy và Mai Văn Mộc từ Hội An di cư vào Diên Khánh, Khánh Hòa. Đó là đợt di cư lớn do chúa Nguyễn Phúc Khoát chủ trương chiêu mộ hàng chục vạn dân nghèo ngụ cư và tù nhân vào khai phá vùng đất Khánh Hòa, Đồng Nai, Gia Định…
Khi Nguyễn Huệ đại phá quân Thanh, Mai Văn Thổ chỉ huy một trong 5 cánh quân tấn công Thăng Long (?). Khi Tây Sơn thất bại, Mai Văn Thổ cùng con là Mai Văn Kim chạy vào Thạnh Hội, Biên Hòa. Tính từ thời Mai Bá Tịnh, họ Mai này có bề dày lịch sử 550 năm, 19 đời con cháu, thiên cư 4 lần, cuối cùng định cư tại Thạnh Hội, Bình Dương đến nay hơn 200 năm.
– Chi họ Mai ở phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành, thành phố Đà Nẵng, thủy tổ Mai Đăng Việt từ Nghệ An vào lập nghiệp ở Tân Lưu từ khoảng đầu thế kỷ 18, đến nay đã gần 300 năm.
– Chi họ Mai Khánh Hòa, có thủy tổ là Mai Thúc Chí làm quan triều Tây Sơn, có 2 con là Mai Xuân Tốn và Mai Xuân Thông, sau khi Tây Sơn thất bại, Mai Xuân Tốn ở lại Bình Định, Mai Xuân Thông chạy vào Nha Trang, Khánh Hòa.
* Thời kỳ Pháp xâm chiếm Việt Nam:
Thời kỳ này có nhiều biến động lớn, đã gây nên một đợt di cư về phía Nam.
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, Pháp lập nhiều đồn điền rộng lớn ở miền Đông Nam Bộ. Những năm 1919-1923, Pháp đã chiêu mộ phu của các tỉnh Thái Bình, Nam Định, tỉnh Thanh Hóa vào các đồn điền ở miền Nam. Dân các tỉnh Trung bộ cũng vào Gia Định – Chợ Lớn làm công nhân xây dựng, hỏa xa và các dịch vụ khác. Nhiều họ Mai sinh sống tại Biên Hòa, Sài Gòn, Thủ Dầu Một…
Đất nước ta qua hàng nghìn năm có nhiều biến cố lớn, Bắc thuộc, bị xâm lược, bị chiến tranh, tài liệu mất mát nhiều, các chi họ Mai ai cũng muốn tìm về cội nguồn. Dân tộc Việt có Vua Hùng là tổ tiên; con cháu họ Mai từ Bắc chí Nam đón nhận thượng thủy tổ Mai An Tiêm (con rể Vua Hùng) làm thủy tổ họ Mai là hợp với đạo lý dân tộc, đó thật là may mắn và hạnh phúc.
Bản thân mỗi người, mỗi gia đình đều cũng muốn biết cụ tổ trực hệ của chi họ mình. Việc này đối với các chi họ ở phía Nam vô cùng khó khăn vì những người di cư toàn là người lao động trẻ, ra đi không có điều kiện mang theo gia phả cũng như quá trình chiến đấu để sinh sống cũng khó có điều kiện ghi chép được gia phả. Họa hoằn có mang theo được một ít tư liệu thì nay cũng không còn giữ được, vì vậy phần lớn là các tiểu chi, không có phả họ. Theo chúng tôi biết được thì chỉ có vài ba chi họ có gốc từ phía Bắc như chi họ Mai Thọ Linh từ Sơn Tây, chi họ Mai Nông Sơn từ Hải Dương… Như vậy cuộc hành trình đi tìm nguồn gốc của các chi họ Mai ở phía Nam là luôn tiếp diễn, ai cũng mong muốn làm tròn đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc.